Ngày nay, đặc sản Hà Nội thì có nhiều lắm, nào là bún chả, bánh cốm, chả cá Lã Vọng, cà phê trứng giảng,… nhưng phở Hà Nội vẫn luôn là đặc sản số 1 trong lòng người Việt Nam và nước ngoài. Không ai đến Hà Nội là không thử qua phở, dù là già, trẻ, gái trai, người bình dân đến người giàu, người nước ngoài hay người Việt Nam đều rất chuộng món ăn đặc sản này, nhất là hương vị phở xưa.
Riêng phở Hà Nội thôi thì đủ loại biến tấu, nào là phở bò Hà Nội, phở gà Hà Nội, phở tái gầu, nạm, sốt vang…. Nhưng phở xưa thì chỉ có phở bò thôi nha!
Phở Hà Nội là 1 trong 8 món ăn đặc sản Hà Nội nổi tiếng nhất đã lên báo nước ngoài
Hương vị phở Hà Nội xưa ngon như thế nào mà được yêu thích đến vậy?
Phở là một món ăn bình dân, là một thứ quà Hà Nội. Không chỉ Hà Nội mới có phở, nhưng chỉ có phở Hà Nội mới ngon, mới đặc biệt như thế. Phở Hà Nội ngon phải là phở xưa được nấu vào những năm 1940, khi người ta ăn cả phở vào buổi sáng, buổi trưa và buổi tối. Theo công thức nấu phở Hà Nội xưa là phải nấu từ thịt bò, nước dùng trong và ngọt, bánh dẻo mà không nát, thịt mỡ gầu giòn nhưng ko dai,… và đầy đủ các loại nguyên liệu ăn kèm khác. Đặc biệt, không thể thiếu một nguyên liệu tạo vị ngọt của Phở Hà Nội. Đó chính là sá sùng.
Cùng phở Phúc xem cách nấu phở Hà Nội xưa ngay nào.
Phở Hà Nội xưa đã phổ biến từ cách đây khoảng 80 năm
Cách nấu phở Hà Nội xưa của những năm 1940
Nguyên liệu để làm phở Hà Nội xưa: Cho 5 bát phở
- Bánh phở: 1 kg
- Thịt bò: 600 gr
- Xương ống bò: 1 kg
- Nạm bò: 600 gr
- Tôm he: 300 gr
- Sá sùng khô: 100 gr
- Ngũ vị hương: Quế, hồi, đinh hương, trần bì, thảo quả
- Hành khô: 4 củ
- Gừng: 1 củ
- Rễ rau mùi: 4 nhánh
- Hành tươi
- Chanh, ớt
- Nước mắm ngon
- Rau ăn kèm: húng quế, rau mùi, giá, hành tươi, hành tây…
Sá sùng có hàm lượng dinh dưỡng cao và tạo nên mùi hương đặc trưng cho món phở Hà Nội
Một số nguyên liệu cần có cho cách nấu phở Hà Nội xưa
Cách nấu phở Hà Nội xưa
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Rang ngũ vị hương: Cho ngũ vị hương đã chuẩn bị vào chảo rang trong vòng 2 phút cho thơm
- Thái hành khô, gừng, sau đó đập ra rồi đem đi nướng sơ qua. Sau đó cho ngũ vị hương, hành khô, gừng đã rang và rễ rau mùi vào túi vải.
- Cắt chanh, ớt, hành tây, hành tươi
Ngũ vị hương giúp phở Hà Nội được thơm và tròn vị hơn
Bước 2: Nấu nước dùng phở Hà Nội
- Cho xương bò, tôm he, sá sùng khô vào nồi hầm khoảng 2 tiếng. Khi chất bổ của sá sùng tan hết vào nước thì vớt chất bọt và các nguyên liệu đi để cho thật trong.
- Sau đó cho túi vải đã đựng các nguyên liệu đã rang ở bước 1 - Sơ chế nguyên liệu vào nồi nước dùng phở. Sau 15 phút, bạn vớt túi vải ra và cho 3 thìa nước mắm ngon vào nước dùng sau đó tắt bếp.
Nấu nước dùng phở Hà Nội phải thật trong
Lưu ý: 2 lít nước sẽ nấu được khoảng 5 bát phở.
Bước 3: Hoàn thành
- Thái thật mỏng thịt bò và nạm bò. Bạn nhớ thái ngang với thớ thịt nha.
- Chần qua phở và tráng qua bát phở cho nóng. Sau đó cho phở vào bát, cho thêm thịt bò, nạm bò và cho thêm nước dùng vào bát. Tiếp đến là cho hành tươi, rau mùi, hành tây, tiêu vào. Phở Hà Nội thường được ăn kèm giá, húng quế… chanh, ớt nha.
Vậy là chúng ta đã hoàn thành xong công thức nấu phở Hà Nội xưa rồi. Tuy nguyên liệu có hơi cầu kỳ nhưng nếu bạn yêu thích hương vị phở Hà Nội chính gốc thì hãy thử vào bếp làm món ăn đặc sản Hà Nội theo công thức này cho gia đình nha.
Một bát phở bò Hà Nội xưa được ăn kèm rau sống
Ngoài ra, ở Hà Nội cũng có rất nhiều địa chỉ ăn phở Hà Nội ngon, từ ngoài vỉa hè đến nhà hàng đều có. Vậy Ăn phở Hà Nội ở đâu ngon nhất?